Hội chứng Hikikomori – một thực trạng đáng buồn ở Nhật Bản

Hội chứng Hikikomori – một thực trạng đáng buồn ở Nhật Bản

Hikikomori là một hội chứng tâm lý nguy hiểm đang xuất hiện rất nhiều ở thế hệ trẻ ở Nhật Bản. Có những thanh niên Nhật thậm chí đến 10 năm không bước ra khỏi nhà là chuyện rất bình thường. Hãy cùng Vietmart tìm hiểu chi tiết hơn về hội chứng kỳ lạ này nhé.

Hội chứng Hikikomori là gì?

Hikikomori (引きこもり) là hiện tượng những người tự giam mình trong phòng, từ chối tham gia vào đời sống xã hội và các hoạt động gia đình trong khoảng thời gian dài từ 6 tháng trở lên, chỉ liên hệ duy nhất với người thân trong gia đình. Những người mắc hội chứng này chỉ ở lỳ trong phòng và lên mạng suốt ngày, họ chìm ngập trong thế giới ảo và hoàn toàn cách ly với cộng đồng.

Những đối tượng mắc phải chứng hikikomori đại đa số thuộc lứa tuổi thanh thiếu niên, ngoài ra còn một số ít là người trung niên. Theo số liệu thống kê, hiện nay ước chừng có gần 50 ngàn trường hợp trên cả nước Nhật Bản nhưng trên thực tế con số có thể lên đến hàng triệu người.

Hội chứng hikikomori
Hội chứng hikikomori

Hikikomori khá giống với Neet, là một thuật ngữ chỉ những người suốt ngày chỉ biết chơi game. Bản chất họ vẫn là người có đi học, làm ra tiền và một số người còn có địa vị trong xã hội. Tuy nhiên phần lớn thời gian họ sử dụng vào việc chơi game và sống khá cách biệt với xã hội.

Nhiều người được gọi là Neet cũng một phần nguyên do là vì học xong không tìm được việc làm nên suốt ngày ở nhà họ chỉ biết chơi game và lâu dần thành người ăn bám xã hội. Một số Neet còn lại do gia đình có điều kiện nên họ tự mình tách biệt xã hội luôn.

Những biểu hiện của hội chứng Hikikomori

Hikikomori ở Nhật có 2 kiểu cơ bản. Thứ nhất là những người sợ, không tự tin khi tiếp xúc xã hội, không dám ra ngoài, đi học đi làm. Kiểu thứ hai là quá mê thế giới ảo bao gồm truyện tranh, phim hoạt hình, các trò chơi điện tử… nên họ chỉ muốn ở trong phòng để được xem, đọc, chơi cho thỏa thích.

Hội chứng hikikomori

Khi họ suốt ngày ở trong phòng thì họ phải sống dựa dẫm vào gia đình. Với nền văn hóa coi trọng sự tự lập như ở Nhật Bản thì đó là cách sống đáng chê trách nhất. Người Nhật rất khinh thường những người còn trẻ khỏe mà lại không tự đi làm, sống dựa dẫm vào người khác. Thế nên, những cha mẹ nào có con cái mắc chứng hikikomori thường không dám để lộ cho bên ngoài biết.

Với các hikikomori, tất cả những sinh hoạt thường ngày như ăn, uống, ngủ, nghỉ tất cả đều gói gọn trong căn phòng chỉ vài mét vuông. Câu chuyện về những chàng trai đã ở trong căn phòng của mình 2 năm, 3 năm thậm chí là 10 năm mà không hề ra ngoài là điều rất bình thường tại Nhật Bản.

Thỉnh thoảng, những cô cậu này có thể đi ra khỏi nhà. Họ sẽ thường đi đến những cửa hàng tiện lợi 24h ở gần nhà để mua đồ ăn. Ngoài ra, có những người hầu như là không bao giờ ra khỏi phòng.

Căn phòng của những hikikomori là đa phần đều khá nhỏ, rất bừa bộn vì toàn những vỏ chai lọ, hộp mỳ đã hết,… Không gian luôn tối tăm và có phần tù túng. Điểm đặc biệt của căn phòng đó là không thiếu thứ gì mà một hikikomori cần: những chồng truyện tranh, đĩa phim, trò chơi điện tử, tivi và một chiếc máy tính có kết nối internet…

hội chứng Hikikomori

Không học hành hay lao động nặng nhọc nên nhu cầu ăn uống của họ đôi khi chỉ là vài cốc mì hay những hộp đồ ăn sẵn để có thể tồn tại sống qua ngày. Đa phần các hikikomori chọn lối sống “ngủ ngày cày đêm”. Ban ngày, họ thường đi ngủ và khi đêm xuống, họ sẽ tiếp tục các sở thích của mình.

Ngày này qua ngày khác, họ mất dần mối quan hệ giữa những người bạn bè, hàng xóm và các thành viên trong gia đình. Khi nổi giận, hikikomori thường trút lên những người thân thiết nhất. Rất nhiều trường hợp bố mẹ bị chính con cái của mình khủng bố, buộc phải ngủ hay trốn trong xe hơi hoặc trong nhà tắm.

Nguyên nhân dẫn đến Hikikomori

Một trong những lý do khiến số người mắc chứng hikikomori gia tăng có lẽ là do họ đã quá mệt mỏi với các mối quan hệ.

Thế giới ngày nay là một thế giới tiện lợi, nơi bạn có thể sử dụng máy tính cá nhân, Internet, điện thoại thông minh, v.v., nhưng những thứ này đã thay đổi cơ bản cách thức giao tiếp. Thông thường, mọi người có thể tương tác với nhau trên Internet hoặc trên điện thoại thông minh của họ ngay cả khi họ nói chuyện trực tiếp. Thật là tiện lợi và thoải mái.

Khi đối nhân xử thế, chúng ta cần phải hiểu tâm tư của nhau và quan tâm đến nhau. Thực tế là một khi chúng ta đã quen với sự tiện nghi của internet và điện thoại thông minh, có nhiều người sẽ cảm thấy mệt mỏi với những mối quan hệ rắc rối.

Hội chứng hikikomori

Nhật Bản không ngừng nỗ lực sản xuất các trò chơi ngày càng siêu ảo. Khá đông giới trẻ đam mê phát cuồng phim ảnh và các trò chơi điện tử cho nên họ đã lựa chọn thế giới ảo làm điểm tựa tinh thần duy nhất cho bản thân. IT, lĩnh vực vốn là niềm tự hào của Nhật Bản, lại cũng chính là nguyên nhân thứ hai gây ra lối sống hikikomori.

Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng là một nơi có môi trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt về mảng giáo dục. Từ sức ép cạnh tranh để đỗ vào các trường tốt, hoặc cạnh tranh giữa các bạn trong lớp đã nảy sinh ra những tiêu cực xâm phạm tâm lý, như: bắt nạt, hành hung ở trường học.

Hội chứng hikikomori

Nhiều bạn bị mắc bệnh trầm cảm chỉ bởi vì quá nhát, hoặc do học nổi trội ở một bộ môn nào đó, mà đã bị các bạn trêu chọc và bắt nạt. Sức ép từ thi cử và nạn bạo hành học đường đã khiến các em sợ đến trường và dần dần mắc hội chứng hikikomori.

Ngoài ra, chỉ khoảng gần 20% học sinh may mắn thực hiện được giấc mơ được biên chế suốt đời tại các tập đoàn danh tiếng. Số đông thanh niên không được tuyển dụng, cảm thấy cuộc sống trở nên vô nghĩa, và rồi họ tự rút lui và biến mất khỏi xã hội.

Hikikomori có phải là bệnh không?

Nhiều người đã không hiểu đúng khi nói hikikomori là một căn bệnh. Đa phần các thanh niên với hội chứng này đều mắc các chứng bệnh tâm lý liên quan hoặc tồn tại các tổn thương, sang chấn tâm lý. Với nhiều người, họ chấp nhận điều đó như một lối sống bình thường vì đơn giản họ đã quá chán xã hội và việc giao tiếp bên ngoài.

Theo bác sĩ tâm thần kiêm Giáo sư Đại học Tsukuba, Saito Tamak “Hikikomori không phải là tội phạm bạo lực hay bệnh nhân rối loạn tâm thần”. Họ không mắc bệnh hay có xu hướng thích làm điều ác, mà chỉ đơn giản là những con người yếu đuối về tâm hồn, không dám đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống.

Họ cần phải được gia đình và mọi người trợ giúp để lấy lại lòng tự tin, sau đó dần tái hòa nhập xã hội. Hiện tổng cộng số tội phạm bạo lực là người mắc chứng hikikomori còn chưa tới 10 trường hợp. Nếu lập bảng so sánh, đây chính là nhóm người có tỉ lệ phạm tội thấp nhất.

Nhiều người còn định kiến “hikikomori có nguy cơ trở thành tội phạm” khiến việc tái hòa nhập cộng đồng của họ trở nên khó khăn cũng như làm tăng khả năng gây án khi bị chỉ trích, hay bị coi thường. Bởi vì suy cho cùng, không ai muốn chọn trở thành một hikikomori.

Một xã hội phát triển, luôn có những mặt trái dù ít nhiều mà mỗi quốc gia đều phải hứng chịu và chấp nhận. Hội chứng hikikomori đang hoành hành trong thế hệ thanh nhiên Nhật Bản ngày nay cũng như thế.

Các chuyên gia tâm lý đều cho rằng hội chứng Hikikomori có thể chữa khỏi, bệnh có thể hồi phục và người bệnh có thể tái hoà nhập cộng đồng. Tuy nhiên, việc này không hề đơn giản, chưa kể đến việc cần phát hiện bệnh càng sớm càng tốt rất khó khăn, bởi thế sự quan tâm và động viên giúp sức là trách nhiệm của mỗi người, không chỉ ở bạn bè, người thân, gia đình, nhà trường, mà của cả toàn xã hội.

VIETMART – SIÊU THỊ THỰC PHẨM VIỆT TẠI NHẬT – CHỢ VIỆT NAM TẠI NHẬT BẢN

Hotline: 080-3844-7999
Địa chỉ: 〒544-0001 大阪府大阪市生野区新今里 3-3-1
Website: vietmartjp.com
Tổng hợp chương trình ưu đãi: Xem tại đây

Trả lời